Aaa 15417762527951856514938 crop 1541777502346874439341

Công chúa Ngọc Vạn với vùng đất Nam Bộ

By dang1
  • Công chúa Ngọc Vạn được gả cho vua Chân Lạp

    Năm 1620, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gả công chúa Ngọc Vạn
    cho vua Chân-Lạp Chey-Chetta II để liên minh, thắt chặt tình lân bang Việt-Chân Lạp.
  • Vua Miên cho người Việt khẩn hoang Đồng Nai và Mô Xoài

    Đất Miên bao lần bị Xiêm La tấn công quấy nhiểu chiếm đất, đều được Chúa Nguyễn đem quân tiếp viện. Để tỏ tình thông giao và lòng ái mộ công chúa và cám ơn chúa Nguyễn, vua Miên chấp thuận
    cho người Việt khẩn hoang vùng Đồng Nai và Mô Xoài.
  • Vua Miên nhường đất

    Vua Miên nhường đất và cho phép người Việt khai khẩn đất đai, phá rừng để làm ruộng rẫy
  • Nặc Ông- Chan hiến đất

    Nặc Ông- Chan hiến đất, xin tha tội và hứa giữ đạo phiên thần, lo bề cống hiến, không xâm phạm dân sự ở ngoài biên cương.
  • Batom Reachea được chúa Nguyễn đưa lên làm vua

    Ký hoà ước nhận triều cống chúa Nguyễn, người Việt định cư trong lãnh thổ Chân Lạp được hưởng quyền lợi như người Chân Lạp, và được làm chủ phần đất khai hoang
  • Chetta IV nắm quyền ở Lục- Chân- Lạp, Nặc Ông Nộn nắm quyền ở Thuỷ- Chân- Lạp

    Nặc Ông-Đài nghe theo xúi giục của nhóm thân Xiêm và Lào, đem quân đến vùng Đồng-Nai, Mô-Xoài đánh đuổi chú ruột là Nặc Ông-Nộn. Nặc Ông-Nộn cầu viện chúa Nguyễn. Chúa Hiền-Vương cho quân sang đánh Nặc Ông Đài. Nặc Ông Đài thua và bị đồng bọn giết. Em là Nặc Ông-Thu (Chetta IV) được đưa lên làm đệ nhất quốc vương, nắm quyền ở Lục-Chân-Lạp,và Nặc Ông Nộn làm đệ nhị quốc vương nắm quyền hành ở Thủy-Chân-Lạp, đóng đô ở Prey Nokor (vùng Gia-định Bến-Nghé hay Sài-Gòn).
  • Nặc Nguyên dâng đất Gò Công, Tân An

    Năm 1739, vua Chân
    Lạp là Nặc Nguyên đánh chiếm Hà Tiên, bị chúa Võ Vương sai Nguyễn Cư Trinh đánh dẹp, Nặc
    Nguyên cầu hòa và dâng đất Gò Công, Tân An.
  • Nặc Nguyên dâng đất nay thuộc Long An, Tiền Giang

    Năm 1756, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên sau khi bị Chúa Nguyễn Phúc Khoát đánh bại đã dâng vùng đất ngày nay thuộc Long An, Tiền Giang để cầu hòa
  • Nặc Nhuận dâng vùng đất ngày nay thuộc Trà Vinh và Sóc Trăng

    Năm 1757, vua Nặc Nguyên chết, chú là Nặc Nhuận dâng vùng đất ngày nay thuộc Trà Vinh và Sóc Trăng để được chúa Nguyễn Phúc Khoát phong làm vua Chân Lạp.
  • Nặc Tôn đã dâng vùng đất ngày nay là thuộc An Giang, Đồng Tháp

    Năm 1758, sau khi Nặc Nhuận chết, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã hỗ trợ Nặc Tôn (Outey II) lên ngôi và bảo vệ Chân Lạp trước sự tấn công của Xiêm La, vua Nặc Tôn đã dâng vùng đất ngày nay là thuộc An Giang, Đồng Tháp cho Chúa Nguyễn