-
1620
Năm 1620, theo lời cầu hôn của vua Chey Chetta II, chúa Sãi thuận gả Ngọc Vạn cho ông, và bà trở thành Hoàng hậu nước Chân Lạp để liên minh, thắt chặt tình lân bang Việt-Chân Lạp. -
1622
Năm 1622, triều đình Xiêm cho hai đội quân đánh Oudong đều thất bại. Triều đình Ayutthaya Xiêm cho chiến thuyền tấn công vẫn bị thảm bại, nhờ sự hỗ trợ của chúa Nguyễn. Từ đó tình thông gia lân bang càng khắng khít, vua Miên cũng dễ dãi cho dân ta qua lại làm ăn sinh sống. -
1622
Đất Miên bao lần bị Xiêm La tấn công quấy nhiểu chiếm đất, đều được Chúa Nguyễn đem quân tiếp viện. Để tỏ tình thông giao và lòng ái mộ công chúa và cám ơn chúa Nguyễn, vua Miên chấp thuận cho người Việt khẩn hoang vùng Đồng Nai và Mô Xoài -
1623
Chúa Sãi còn cử một sứ bộ, đem theo thư cùng nhiều tặng phẩm, tới Oudong để tỏ tình thân hữu và bảo đảm sự ủng hộ của triều đình Huế. -
1623
Vua Miên nhường đất và cho phép người Việt khai khẩn đất đai, phá rừng để làm ruộng rẫy. để khỏi bỏ đất hoang vu không kiểm soát được, vì nhiều lần các nước Xiêm và Lào muốn chiếm đoạt mà Miên không có khả năng gìn giữ. Bắt đầu từ đây người Việt Nam hợp pháp đặt chân khai phá mảnh đất hoang vu đầy thú dữ Mô Xoài, gần Bà Rịa ngày nay để trồng trọt, cày cấy. -
1628
Vua Chey Chetta II từ trần, triều đình Chân Lạp liên tục xảy ra các cuộc tranh chấp ngôi giữa những hoàng thân. Nhiều nhà vua bị anh em họ, rể, cháu...giết chết một cách thê thảm. -
1658
Năm 1658, con của Préah Outey là Ang Sur (So) và Ang Tan dấy binh chống lại Nặc Ông Chân nhưng thất bại. Nguyễn Phước Yến dẫn 3000 quân đến thành Hưng Phước (bấy giờ là Mỗi Xuy, tức Bà Rịa), phá được thành rồi tiến vào bắt Nặc Ông Chân bỏ vào cũi đem về giam ở Quảng Bình. -
1659
Năm sau (1659), Nặc Ông Chân chết chúa Nguyễn phong cho Ang So làm vua Chân Lạp, hiệu là Barom Reachea VIII (ở ngôi: 1660-1672). Từ đó, lưu dân Việt đến Gia Định, Mỗi Xuy (Bà Rịa), Biên Hòa ngày càng đông để khai khẩn đất đai... -
1674
Sau khi Nặc Ông Đài mất, người em là Nặc Ông Thu (Ang Sor) ra hàng. Để giải quyết tình trạng "nồi da xáo thịt" dai dẳng này, chúa Nguyễn cho Nặc Ông Thu làm Chính vương, đóng đô ở Phnom pênh (Nam Vang), cho Nặc Ông Nộn làm Đệ nhị vương, đóng đô ở khu vực gò Cây Mai (thuộc Sài Côn, nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh)...Tuy nhiên, hai phe vẫn không từ bỏ ý định loại trừ nhau. -
Kết cục
Sau hơn 50 năm luôn phải tìm cách tồn tại trong chốn vàng son nhưng đẫm máu ấy, theo lời kể, thì Thái hậu Ngọc Vạn đã theo Nặc Ông Nộn về Sài Côn, rồi lui về sống ở Bà Rịa. Nơi đây, bà cho lập chùa Gia Lào (núi Chứa Chan, Đồng Nai), rồi ẩn tu cho đến hết đời. -
Kết Luận Về Công Chúa Ngọc Vạn
Công chúa Ngọc Vạn đã đem về cho quốc gia dân tộc một dãy giang san gấm vóc trù phú được mệnh danh là vựa lúa miền nam. Nếu không có bà và các tiền nhân vô danh hy sinh phấn đấu khắc phục thiên nhiên, khai khẩn rừng rậm hoang vu, đầy thú dữ, thì chúng ta không có mảnh đất thân thương sông nước Nam Kỳ Lục Tỉnh hôm nay.