-
Sep 1, 1095
Thập tự chinh thứ nhất (1095 - 1099)
Thập tự chinh thứ nhất là cuộc Thập tự chinh đầu tiên, được phát động vào năm 1095 bởi Giáo hoàng Urbanô II với mục đích giải phóng vùng đất thiêng liêng Jerusalem và Đất Thánh từ những người Hồi giáo, đem lại tự do cho người Cơ đốc giáo Đông Âu thoát khỏi sự thống trị của Hồi giáo. Khởi đầu từ một lời kêu gọi đối với tầng lớp hiệp sỹ Pháp, nhanh chóng trở thành một cuộc nhập cư và xâm chiếm lãnh thổ quy mô lớn ra ngoài Châu Âu. Nó là cuộc thập tự chinh duy nhất chiếm được Jerusalem. -
Period: Sep 1, 1095 to Sep 4, 1272
Thập tự chinh
-
Jan 1, 1147
Thập tự chinh thứ hai (1147 - 1149)
Cuộc Thập tự chinh thứ hai (1145-1149) là chiến dịch lớn thứ hai xuất phát từ châu Âu. Cuộc Thập tự chinh thứ hai được bắt đầu để đáp ứng với sự sụp đổ của Lãnh địa Edessa năm trước quân đội của Zengi. Lãnh địa này đã được thành lập trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất (1096-1099) dưới quyền của Baldwin của Boulogne trong năm 1098. Trong khi đây là quốc gia Thập tự đầu tiên được thành lập, nó cũng là quốc gia đầu tiên bị tiêu diệt. -
Sep 3, 1189
Thập tự chinh thứ ba (1189 - 1192)
Cuộc Thập Tự chinh lần thứ ba còn được gọi là Cuộc thập tự chinh của các nhà vua, là nỗ lực của người châu Âu nhằm chiếm lại Đất Thánh vốn đã rơi vào tay quân Hồi giáo của Saladin. -
Oct 3, 1202
Thập tự chinh thứ tư (1202 - 1204)
Cuộc Thập tự chinh lần thứ tư ban đầu được dự định là để chinh phục người Hồi giáo và kiểm soát Jerusalem bằng cách tiến hành một cuộc xâm lược vào Ai Cập. Nhưng thay vào đó, trong tháng 4 năm 1204, quân Thập tự chinh Tây Âu đã xâm lược và chinh phục thành phố Constantinopolis của Kitô hữu, thủ đô của Đế quốc Đông La Mã (Đế quốc Byzantine). Quân viễn chinh đã thành lập Đế quốc La Tinh (1204-1261) và thành bang Latin khác ở các vùng đất của Byzantine mà họ chinh phục. -
Oct 3, 1217
hập tự chinh thứ năm (1217 - 1219)
Giáo hoàng Innôcentê III và người kế nhiệm của ông, Giáo hoàng Hônôriô III đã đứng ra tổ chức một đội quân thập tự chinh do vua Andrew II của Hungary và Công tước Leopold VI của Áo, và một bước đột phá so với Jerusalem cuối cùng rời thành phố trong tay người Hồi giáo. Cuộc Thập tự chinh lần thứ năm là một cố gắng nhằm giành lại Jerusalem và phần còn lại của Đất Thánh bằng cách chinh phạt Triều đình Ayyubid hùng mạnh của Ai Cập. -
Oct 3, 1228
Thập tự chinh thứ sáu (1228 - 1229)
Đoàn quân do hoàng đế Friedrich II (Đế quốc La Mã thần thánh) đứng đầu tiến hành Thập tự chinh thứ sáu năm 1228 nhưng nhanh chóng quay trở về và Friedrich II đã bị Giáo hoàng rút phép thông công. Sau đó Friedrich II quay sang đàm phán, năm 1229 ông đạt được với người Hồi giáo một hiệp ước hòa bình trong mười năm,khôi phục lại quyền kiểm soát Jerusalem,Nazareth và Bethlehem cùng với một hành lang từ Jerusalem ra biển cho những người Kitô giáo. Friedrich II đã tự phong mình làm vua ở đây năm 1229. -
Oct 3, 1248
Thập tự chinh thứ bảy (1248 - 1254)
Sau khi Jerusalem bị chiếm, vua Pháp Louis IX đã chuẩn bị một cuộc Thập tự chinh vào năm 1247, mục tiêu lần này vẫn là Ai Cập. Mặc dù đội quân không được tổ chức tốt, năm 1248, ông vẫn chiếm được Damietta một cách dễ dàng và tiến quân về Cairo năm 1249. Tuy nhiên, Thập tự quân nhanh chóng bị quân Hồi giáo của đánh bại trong trận Mansoura ngày 8 tháng 2 năm 1250, Damietta lại rơi vào tay người Hồi giáo. Vua Louis IX của Pháp bị bắt làm tù binh và được thả sau khi đã trả tiền chuộc. -
Oct 3, 1270
Thập tự chinh thứ tám (1270)
Cuộc Thập tự chinh lần thứ tám là một chiến dịch được phát động bởi vua Louis IX của Pháp trong năm 1270. Cuộc Thập tự chinh lần thứ tám đôi còn được tính là thứ bảy, nếu cuộc Thập tự chinh Thứ năm và thứ sáu của Friedrich II được tính chỉ như là một cuộc thập tự chinh duy nhất. -
Sep 4, 1271
Thập tự chinh thứ chín 1271–1272
Cuộc Thập tự chinh lần thứ IX, đôi khi còn được tính gộp vào cuộc Thập tự chinh lần thứ tám, Thường được coi là chiến dịch lớn cuối cùng thời trung cổ đến vùng Đất Thánh.